Tìm hiểu về bệnh gumboro ở gà và cách điều trị hiệu quả

Bệnh gumboro ở gà không phải là căn bệnh ở gà mà ai cũng biết đến. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm khi mắc phải và gây nên hậu quả khó lường. Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng hiểu rõ về tính nguy hiểm cũng như các cách xử lý kịp thời khi gà bị nhiễm bệnh này. Vì vậy, trong bài viết này hãy cùng tổng hợp những kiến thức về căn bệnh này.

Bệnh gumboro ở gà là gì?

Năm 1957 tại làng Gumboro những chú gà lần lượt nhiễm một loại bệnh kỳ lạ chưa từng gặp ở gà. Loại bệnh này xuất hiện ở gà khi chúng được từ 1 đến 12 tuần tuổi. Căn bệnh lan ra nhanh chóng và xuất hiện trên diện rộng, ngày nay có nhiều nơi trên thế giới đã ghi nhận sự có mặt của căn bệnh này.

Bệnh gumboro ở gà
Bệnh gumboro là một căn bệnh do virus gây ra trên gà

Đây là căn bệnh gây ra bởi một loại virus ARN 2 sợi, thuộc họ Bunyaviridae. Loại virus gây ra bệnh này làm cho cơ quan sinh sản miễn dịch dịch thể của gà có tên gọi khoa học là túi Fabricius bị tổn thương nghiêm trọng. Khi gà bị nhiễm bệnh này sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết cơ hoặc bị teo cơ, bệnh dần dần trở nặng làm cho gà chết.

Sức đề kháng của loại virus này khi ở ngoài môi trường là rất cao, cho nên các phương pháp sát trùng bình thường khó có thể tiêu diệt tận gốc mầm bệnh. Chúng có khả năng tăng độc lực qua mỗi lần cảm nhiễm khi tồn tại ngoài môi trường, vì vậy các chủ trang trại cần có biện pháp để làm sạch và vệ sinh chuồng trại sau mỗi lứa gà xuất chuồng.

Vì loại virus này xuất hiện lần đầu tiên tại ngôi làng Gumboro nên các nhà khoa học đã lấy tên này trở thành tên gọi của loại bệnh này. Bệnh gumboro ở gà là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh chóng, vậy nên khả năng nhiễm bệnh rất cao.

Nguyên nhân gây nên bệnh gumboro ở gà

Nguyên nhân xuất hiện bệnh gumboro ở gà là do virus gumboro tấn công vào túi Fabricius và từ đây chúng sinh sôi nhanh chóng, từ đó phá hủy túi sinh sản của gà. Vì là virus tấn công vào túi Fabricius nên gà có thể nhiễm virus từ trước đó, nhưng các triệu chứng của bệnh thì sẽ bắt đầu xuất hiện khi túi sinh sản này phát triển.

Bệnh gumboro ở gà lây lan khi các chú gà khỏe mạnh sinh sống và tiếp xúc chung một môi trường với gà bị bệnh. Nguồn lây có thể là từ phân, từ thức ăn, nước uống, chung chuồng, chung ổ,… Ngoài ra, bệnh này còn có thể lây lan qua đường di truyền từ gà mẹ sang gà con, qua không khí và dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh gumboro ở gà
Gà có thể nhiễm bệnh qua thức ăn hoặc di truyền

Từ đó virus đi qua đường tiêu hóa, tấn công vào các tế bào lympho, gan, tiếp đó là đến túi fabricius rồi sinh sôi và phá hủy tế bào cũng như cơ quan nội tạng gà. Khi virus đã xâm nhập vào nội tạng và túi Fabricius của gà, chúng bắt đầu phá hủy thành mạch khiến các cơ quan này bị xuất huyết, sưng phù.

Đồng thời chúng hút các chất dinh dưỡng trong máu và nội tạng gà để bắt đầu sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Dần dần, hệ miễn dịch của gà sẽ bị phá hủy khuyến chú gà trở nên còi cọc, không thể phát triển, chậm lớn, đến độ trở nặng rồi chết đi.

Có thể thấy hậu quả của bệnh gumboro gây ra cho đàn gà là rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tính kinh tế của đàn gà. Vì vậy, người chăn nuôi cần liên tục chú ý, tiến hành các biện pháp phòng ngừa bệnh. Đồng thời nếu gà xuất hiện tình trạng bệnh thì phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp điều trị để tránh sự lây lan trên diện rộng.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gumboro ở gà

Làm sao mới có thể nhận biết được đâu là con gà đang mắc bệnh gumboro để đưa ra những phương án cách ly, cũng như giải pháp chữa trị kịp thời? Điều này thật ra rất dễ, vì bệnh này có nhiều triệu chứng rõ ràng có thể nhận biết bằng mắt thường mà không cần thông qua xét nghiệm hay chẩn đoán chuyên khoa. Dưới đây là các nhận biết khi gà bị bệnh.

Bệnh gumboro ở gà
Gà nhiễm bệnh gumboro thường có các biểu hiện khá rõ ràng

Những chú gà khi mắc bệnh gumboro sẽ có 2 đến 3 ngày ủ bệnh, sau đó chúng bắt đầu xuất hiện những biểu hiện khác thường. Đầu tiên là gà sẽ nhạy cảm hơn bình thường, bỗng có các biểu hiện mất bình tĩnh, nhảy toán loạn không ngừng. Rồi mấy ngày sau gà lại đột nhiên trở nên ủ rũ, lù rù, xù lông, chán ăn, cơ thể nóng ran, thiếu sức sống, thường xuyên run rẩy đứng tụ lại thành từng đám.

Bệnh gumboro ở gà khiến cho gà gầy đi nhanh chóng, bước đi loạng choạng, đứng không vững. Gà thường xuyên cố gắng quay đầu lại tự cắn vào hậu môn của mình. Đặc biệt là gà bắt đầu bị tiêu chảy, phân gà xuất hiện nhớt, có bọt màu trắng sữa, hoặc có thể là xanh xám, trong một số trường hợp còn có lẫn máu.

Đây là dấu hiệu bệnh đã trở nặng và cần có biện pháp tách đàn cũng như điều trị nhanh chóng, trước khi bệnh phát triển nặng hơn và lây lan nhanh cho cả đàn.

Ngoài những biểu hiện từ khi mới phát bệnh đến khi trở nặng như trên, khi mổ gà bệnh, cũng có thể thấy các dấu hiệu bất thường xuất hiện ở cơ và nội tạng gà. Cụ thể là gà có tình trạng xuất huyết cơ, túi fabricius sưng to, nhưng đến khoảng ngày thứ 5 sau khi phát bệnh thì có hiện tượng dần teo nhỏ lại. Thận gà cũng bị tích nhiều muối urat.

Chuyên gia chia sẻ cách điều trị bệnh gumboro ở gà

Nếu đã xác định được gà bị nhiễm bệnh thì làm sao để điều trị loại bệnh này, liệu rằng bệnh này có thể chữa trị dứt điểm được không? Hãy tham khảo ngay các phương pháp điều trị bệnh gumboro dưới đây của các chuyên gia thú y.

Trước hết, gà cần được chẩn đoán kỹ càng lại để phân biệt xem có đúng là bị bệnh gumboro hay không. Vì có một số triệu chứng của bệnh này tương đối giống với bệnh cúm gia cầm, bệnh Newcastle  hoặc bệnh tụ huyết trùng ở gà.

Rất tiếc là hiện nay bệnh gumboro ở gà chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Chủ nuôi chỉ có thể cố gắng tách đàn sớm nhất có thể đối với những chú gà bị bệnh ngay khi phát hiện ra các biểu hiện của bệnh. Đồng thời tiến hành khử trùng, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để bệnh không lây lan ra cả đàn.

Bệnh gumboro ở gà
Căn bệnh này ở gà chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu

Sau đó tiêm kháng thể cho cả gà bị bệnh và gà không bị bệnh. Cho gà uống nhiều nước, bổ sung đường glucozo và điện giải để gà hạ sốt. Đồng thời bổ sung vitamin C và vitamin K để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho gà.

Lưu ý chỉ cho gà uống thuốc tăng đề kháng và hạ sốt chứ không sử dụng kháng sinh. Đối với các bệnh khác kháng sinh sẽ giúp gà khỏe nhanh nhưng với bệnh này sử dụng kháng sinh là gà sẽ chết.

Cách phòng bệnh gumboro ở gà hiệu quả nhất

Bệnh gumboro ở gà lây lan là do môi thường sinh sống của gà không đảm bảo. Hãy luôn cho gà sống trong môi trường sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên được vệ sinh.

Về gà giống hãy chọn lấy giống từ những đàn gà khỏe mạnh điều này cũng sẽ giúp gà của bạn không bị mắc nhiều bệnh lý. Một chú gà khỏe mạnh tự nhiên sẽ có sức đề khách cao có thể chống chọi với nhiều loại bệnh cơ bản.

Trên đây là các thông tin về bệnh gumboro ở gà cũng như cách điều trị và phòng tránh cho đàn gà khỏi căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm này. Mong rằng bài viết có ích đối với các chủ nuôi trong việc chăm sóc và gây dựng đàn gà của mình.

Đừng quên theo dõi các bài viết được cập nhật hàng ngày của chúng tôi để không bỏ lỡ các nội dung hữu ích cũng như lịch đá gà trực tiếp mới nhất.