Bởi khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều ở nước ta nên gà chăn nuôi thả vườn thường trong các trang trại và hộ gia đình thường dễ mắc phải một số loại bệnh đặc trưng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua các căn bệnh thường gặp ở gà thả vườn cũng như các phải pháp chữa trị kịp thời nhé.
Mục Lục
Bệnh thường gặp ở gà thả vườn – bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Hiện có rất nhiều bệnh thường gặp ở gà thả vườn được ghi nhận, trong đó có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là phổ biến hơn cả. Căn bệnh này có cái tên khoa học là Chronic Respiratory Disease, viết tắt là CRD, loại bệnh này thường xuyên xuất hiện ở gà mỗi dịp mùa đông đến hoặc khi chuyển mùa.

Bởi vào mùa đông, độ ẩm tích tụ trong không khí tăng cao, trong khi thời tiết lại lạnh giá khiến rất nhiều gà bị mắc bệnh.
Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xuất hiện ở gà là do virus Mycoplasma gallisepticum gây ra. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, có kích thước nhỏ chỉ khoảng 0,25 μm đến 0,5 μm và có dạng hình cầu.
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm, nó thường sẽ lây qua trứng, có nghĩa là bản thân gà mẹ có mầm bệnh, khi đẻ trứng, gà con sinh ra tự nhiên mang trong mình mầm bệnh.
Bởi bản thân là một loại bệnh truyền nhiễm nên nếu một con gà khỏe mạnh tiếp xúc với gà mang mầm bệnh thì cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh. Đây là hình thức lây lan gián tiếp qua đường nước uống, thức ăn hoặc các dụng cụ chăn nuôi, vật dụng trong chuồng trại. Vậy nên chủ nuôi cần luôn chú ý quan sát đàn gà để phát hiện bệnh sớm, giúp tránh thiệt hại nhiều.
Biểu hiện khi gà bị nhiễm trùng đường hô hấp
Đây là loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn có tiến triển rất chậm và biểu hiện không quá rõ ràng khi mới phát bệnh, phải đến khi tình trạng bệnh trở nên nặng lên rồi mới có thể phát hiện.
Loại bệnh này gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của gà, các triệu chứng thường gặp là gà thường xuyên thở khò khè do khó thở. Gà bị sưng mặt, viêm kết mạc mắt, dịch chảy ra từ mắt, mũi. Ngoài ra, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp còn khiến túi khí của gà bị sưng dày lên và mờ đục.

Gà ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể mắc phải căn bệnh truyền nhiễm này, đặc biệt là tầm từ 3 tuần tuổi đến 6 tuần tuổi hoặc gà mái hậu bị (từ 20 tuần đến trước khi bắt đầu đẻ trứng). Đây được đánh giá là giai đoạn gà mẫn cảm với bệnh này hơn hẳn các giai đoạn và đối tượng khác.
Cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng hô hấp cho gà
Cách phòng tránh không chỉ riêng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mà các bệnh thường gặp ở gà thả vườn khác cũng vậy đó chính là phải đảm bảo gà được sinh sống và phát triển trong môi trường sạch sẽ.
Chuồng trại phải cao ráo, thông thoáng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp, khuất gió vào mùa đông. Chế độ dinh dưỡng hợp lý bảo đảm gà có sức đề kháng tốt. Không nên chăn thả với mật độ quá đông, khiến gà khó chịu không có không gian phát triển.
Cách điều trị nếu gà nhiễm bệnh
Đầu tiên là cần nhanh chóng tách đàn đối với những con gà bị nhiễm bệnh, sau đó tiến hành dọn dẹp sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng để loại bỏ nguồn lây. Bởi không có thuốc đặc trị hoàn toàn bệnh này, nên chủ nuôi cần bổ sung chất điện giải và các loại vitamin như A, B, C, D,… để tăng sức đề kháng cho gà.
Bạn cũng có thể sử dụng một vài loại kháng sinh như Tylosin, Dynamutilin, Tetracyclin, Furazolidon và Streptomycin và Chloramphenicol.
Bệnh gumboro ở gà – viêm túi huyệt
Bệnh thường gặp ở gà thả vườn tiếp theo chúng tôi muốn nói đến là bệnh gumboro ở gà, loại bệnh viêm túi huyệt khiến cho nội tạng và túi sinh sản của gà bị tổn thương.
Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh gumboro
Gà bị nhiễm bệnh gumboro là do bị nhiễm một loại virus có tên viết tắt là IBDV – RNA nằm trong họ Birnaviridae. Bệnh này phát triển nhanh chóng khiến gà đột nhiên sốt cao không ngừng, nhưng chính loại virus này lại bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
Biểu hiện của bệnh
Những biểu hiện của bệnh gumboro là gà tự nhiên năng động hơn bình thường, chúng cứ bay qua bay lại không ngừng. Nhưng sang hôm sau lại đột nhiên trở nên ủ rũ, ăn kém và dáng đi lù rù.

Những con gà mắc loại bệnh này có biểu hiện quay đầu về phía hậu môn để mổ, tiêu chảy, phân nhớt, có màu trắng sữa hoặc xanh xám.
Cách phòng tránh bệnh gumboro cho gà
Cách đầu tiên để phòng tránh bệnh gumboro cho gà chính là phải đảm bảo gà của bạn được chăn nuôi trong một môi trường sạch sẽ không bị bí bách. Mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp, hơn thế nữa phải luôn khô ráo, bởi môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh gumboro sinh sôi và phát triển.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của gà, khi chọn con giống phải chọn những con gà khỏe mạnh để cả đàn gà phát triển tốt. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo phù hợp, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, an toàn.
Biết quan tâm đúng cách thì không một loại bệnh nào có thể tấn công được đàn gà của bạn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên hãy chú ý thật nhiều đến các công tác phòng bệnh.
Phương pháp điều trị
Nhiều loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn thường không có thuốc đặc trị, gumboro chính là một trong số đó. Trong trường hợp này, chủ nuôi có thể sử dụng chất điện giải để bù nước, kết hợp bổ sung vitamin như A, B, C, D,… để tăng sức đề kháng cho gà. Tuyệt đối không dùng kháng sinh vì gà sẽ bị chết ngay nên bạn cần phải lưu ý điểm này.
Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn khác
Cùng tìm hiểu thêm một số loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn khác để trang bị thêm những kiến thức phòng bệnh ở gà hiệu quả.
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở gà hay còn được biết đến với cái tên bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Cả gà con và gà to đều có khả năng mắc phải căn bệnh này, đây là loại bệnh gây ra bởi virus Salmonella gallinarum pullorum.
Bệnh thương hàn ở gà là một trong những loại bệnh có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng, gà khi bị mắc bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện ỉa chảy, phân có dịch và có màu trắng. Ngoài ra gà còn có biểu hiện ăn kém, ủ rũ và tự nhiên chết đột ngột.
Bệnh u gan, phổi, nội tạng
Bệnh u gan, phổi, nội tạng là một loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn do virus Herpes gây ra. Gà khi bị mắc bệnh sẽ bị tê liệt thần kinh, xuất hiện các khối u trong gan, phổi, nội tạng. Biểu hiện bên ngoài là mù mắt, liệt chân.
Mắc bệnh ruột hoại tử
Đây là một loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn vô cùng nguy hiểm bởi rất khó phát hiện ra. Chúng sinh sôi và phát triển trong ruột gà gây ra các triệu chứng như xuất huyết qua thành ruột. Muốn điều trị loại bệnh này cần phải có phác đồ điều trị chuyên khoa.

Mỗi loại bệnh đều có độ nguy hiểm khác nhau, cũng như cách chăm sóc và điều trị khác nhau, chủ nuôi cần xác định được chính xác loại bệnh trước khi tìm đến các phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là các loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn cùng với các phương pháp điều trị, chăm sóc cũng như phòng tránh bệnh. Mong rằng bài viết đã giúp các chủ nuôi có thêm hiểu biết trong việc chăn nuôi gà. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm lịch đá gà trực tiếp hôm nay, cũng như các thông tin hữu ích trong chăn nuôi.