Cách chữa gà bị đau chân và phục hồi đòn lối hiệu quả và nhanh nhất

Trong mỗi trận đá gà trực tiếp, chân gà là bộ phận dễ bị tổn thương nhiều nhất. Do đó, yếu tố quan tâm hàng đầu của nhiều sư kê chính là cách chữa gà bị đau chân đơn giản và hiệu quả nhanh nhất sau những trận quyết chiến. Hãy ghi chú ngay 3 cách chữa trị phổ biến nhất nhưng hiệu quả cao dưới đây.

Tại sao gà thường bị đau chân?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho gà bị đau chân. Không chỉ sau các trận đá gà, mà gà cũng có thể bị đau chân vì một số lý do khác như:

  • Nền chuồng dạng xi măng hoặc đất đá nên quá cứng.
  • Gà luyện tập quá nhiều với cường độ cao, dẫn đến thường bị bong gân, sưng chân sau các buổi tập luyện.
  • Gà bị đâm trúng cựa trong các trận đấu.
  • Gà bị lậu đế, kén đế, nên gây ra nhiều vết thương có bã đậu bên trong lâu lành nếu không có cách chữa trị hiệu quả kịp thời.
cách chữa gà bị đau chân
Chân gà bị sưng khớp gây đau nhức

Một số dấu hiệu cho thấy gà đang bị đau chân

Có nhiều dấu hiệu dễ dàng nhận biết gà có đang bị đau chân hay không. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm chăm nuôi của từng sư kê mà có thể phát hiện sớm hoặc muộn. Một số dấu hiệu cho thấy gà đang bị đau chân mà sư kê nên chú ý đến như:

  • Gà thường đi cà nhắc, tập tễnh, tướng đi không bình thường.
  • Gà bị thọt 1 chân, chân gà có dấu hiệu què và không đi lại được.
  • Gà thường xuyên nằm 1 chỗ và không di chuyển được.
  • Gà có nhiều vết thương trên chân sau khi đá về.
  • Gà có thể đi lại bình thường nhưng không thể vận động mạnh.

Cách chữa gà bị đau chân đơn giản tại nhà

Có 3 cách thường được nhiều sư kê sử dụng để chữa gà bị đau chân như sau:

cách chữa gà bị đau chân
Cách chữa gà bị đau chân hiệu quả

Phương pháp tưới mát cho gà

Việc đầu tiên khi phát hiện các dấu hiệu cho thấy gà đang bị đau chân, chính là nên rửa sạch chân của gà để tránh nhiễm khuẩn nếu gà không may có vết thương trên chân. Sau đó, dùng một miếng vải cotton thấm nước và bọc quanh chân gà lại.

Trong quá trình buộc chân gà, không nên quấn quá chặt vì có thể làm máu lưu thông không ổn định, có thể khiến gà bị bệnh nặng hơn. Sau đó, thường xuyên tưới mát cho chân gà mỗi ngày khoảng 6-10 lần. Áp dụng liên tục trong 3-4 ngày và quan sát xem hiện tượng đau chân có suy giảm hay không.

Đây là cách chữa gà bị đau chân đơn giản nhưng thường được nhiều người áp dụng vì chi phí rẻ, rất dễ làm. Có thể chữa được các bệnh đau chân nhẹ không đáng kể.

Sử dụng miếng dán hạ sốt hoặc cao dán salonsip

Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải giảm đau cho gà càng nhanh càng tốt, có thể thử áp dụng biện pháp này. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn chi phí, dễ làm đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao.

Bạn có thể sử dụng miếng dán hạ sốt dành cho trẻ em, hoặc cao dán salonsip, dán trực tiếp vào 2 chân của gà. Cố định lại miếng dán để không bị rơi khi gà di chuyển. Thay miếng dán 12 giờ một lần để đảm bảo hiệu quả. Dùng liên tục trong 2-3 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý, nên dán miếng dán vào các vùng vết thương bị sưng, không sử dụng cho các vết thương hở trên chân gà.

Bôi rượu thuốc lên chân gà để giảm đau

Một cách chữa gà bị đau chân khác mà được nhiều sư kê áp dụng chính là dùng rượu thuốc để ủ chân gà. Chắc hẳn ai nuôi gà đá cũng đều có một bình rượu ngâm để om bóp cho gà, rượu này cũng có thể dùng được trong trường hợp gà bị đau chân, bong gân, bị thương,….

Có rất nhiều phương pháp để ủ rượu thuốc cho gà, có thể ngâm rượu với rễ cây, tỏi, thuốc nam, thuốc bắc,… trong vòng 1 tháng đều được. Trước khi bôi rượu lên chân gà, cần phải vệ sinh chân gà sạch sẽ, sau đó thoa rượu lên 2 bàn tay và chà mạnh lên chân gà. Có thể kết hợp với massage và ngâm rượu với khăn và đắp lên chân gà để hiệu quả hơn.

Áp dụng cách này trong vòng 2-3 ngày để gà nhanh chóng hồi phục, khôi phục sự nhanh nhẹn và khỏe mạnh như lúc đầu.

cách chữa gà bị đau chân
Dùng rượu ngâm chữa gà bị đau chân

Một số lưu ý khi áp dụng các cách chữa gà bị đau chân

Khi gà bị đau chân, nên cho gà ngủ bội hoặc trong giỏ, đặc biệt nhốt chuồng với diện tích càng nhỏ càng tốt. Cần phải giới hạn lại khả năng di chuyển của gà để vết thương có thể bình phục càng nhanh càng tốt.

Trong quá trình chữa trị, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và lượng thức ăn mỗi ngày của gà. Lưu ý không được cho gà bỏ ăn để chúng không bị mất sức. Có thể bổ sung thêm một số vitamin cần thiết, chất điện giải, khoáng chất vào nước uống và thức ăn để gà mau khỏe mạnh.

Khi gà bị đau chân, không nên cho gà xô xát hoặc đá nhau trong khoảng thời gian này. Cường độ tập luyện cũng cần giảm bớt cho đến khi gà khỏe mạnh lại hoàn toàn.

Bên trên là một số cách chữa gà bị đau chân đơn giản và được nhiều người áp dụng. Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng vết thương gây ra. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các kê sư và giúp gà nhanh chóng lấy lại phong độ trước mỗi trận đá gà trực tiếp.