Các bệnh đường ruột ở gà nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể khiến gà chết nhiều, giảm thể lực, tốn kém chi phí thuốc cho người chăn nuôi. Sau đây là 4 bệnh đường ruột thường gặp ở gà và cách phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh viêm ruột hoại tử
- Nguyên nhân: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Clostrium perfringens type C (Gram +) gây ra, thường gặp ở gà sau 3 tuần tuổi. Thực chất vi khuẩn này sống trong đường ruột của gà và không gây bệnh nếu không bị tác động bởi những yếu tố bất lợi như giun sán, thức ăn ôi thua, rối loạn tiêu hóa, cầu trùng,…
- Triệu chứng: Gà ăn ít hoặc chán ăn, di chuyển chậm chạp, phân có màu đen có thể lẫn máu hoặc chất nhầy. Gà hay nằm sấp, gục đầu, và gần như không thể đi lại được. Ở thể mãn tính triệu chứng không điển hình thì gà chậm lớn, ăn uống bình thường nhưng chết do gầy.
- Hậu quả: Bệnh viêm ruột hoại tử làm giảm khả năng tăng trọng của gà, tiêu tốn rất nhiều thức ăn cho 1 kg tăng trọng và có tỷ lệ chết từ 4 – 8%.
- Trị bệnh: Tách riêng gà bệnh với gà khỏe. Cho gà ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Có thể trộn một số thuốc sau vào thức ăn cho gà như Oxytetra-cycline dehydrate (OTC 50%), Amoxicillin, Doxy-cycline Hydrochloride,…
- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bổ sung vitamin, axit amin để tăng sức đề kháng. Sử dụng khẩu phần ăn có nguồn protein dễ tiêu hóa hoặc chứa hàm lượng protein thấp kết hợp với men vi sinh, enzyme,… để làm giảm nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trong đường ruột. Tuân thủ quy trình an toàn sinh học, tiến hành diệt cầu trùng khi 3 – 5 ngày tuổi.

Bệnh bạch lỵ
- Nguyên nhân: Bệnh này vi khuẩn Salmonella Pullorum gây nên, thường gặp ở gà con dưới 3 tuần tuổi.
- Triệu chứng: Phân trắng, dính quanh hậu môn, trên các cơ quan nội tạng có nhiều nốt hoại tử màu trắng xám. Gà ủ rũ, bỏ ăn, xúm lại một chỗ.
- Hậu quả: Gà chết khi được 4 ngày tuổi, khả năng cao nhất vào ngày thứ 5. Nếu không can thiệp sớm bằng kháng sinh, gà sẽ tử vong.
- Trị bệnh: Có thể dùng kháng sinh dạng tiêm, uống hoặc pha với thức ăn như Enrofloxacin, Norfloxacin, Kanamycin Gentamycin, Florphenicol… Kết hợp với các sản phẩm vitamin, chất điện giải, men tiêu hóa để gà nhanh chóng hồi phục.
- Phòng bệnh: Loại bỏ gà sinh sản mắc bệnh bạch lỵ để tránh trường hợp gà con nở ra bị bệnh. Khi gà con được từ 3 – 5 ngày tuổi thì cho thuốc uống phòng bệnh như Ampicoli theo liều 1g/2l nước. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, sát trùng máng ăn, bổ sung khoáng chất, Vitamin C và các chất điện giải để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân: Bệnh do Eimeria spp gây ra, lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa khi gà ăn phải nang của cầu trùng lẫn trong thức ăn, nước uống bị nhiễm bệnh. Gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng phổ biến hơn cả khi gà ở 10 – 30 ngày tuổi.
- Triệu chứng: Gà đi ỉa nhiều, phân có lẫn máu, gầy nhanh, thiếu máu nên da và mào nhợt nhạt. Gà bỏ ăn, ủ rũ và nằm sát nhau, kêu tiếng khác nhau.
- Hậu quả: Gà còi cọc tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng cả đàn giảm xuống, gà con có tỷ lệ tử vong cao, đồng thời làm giảm sản lượng trứng đối với gà đẻ.
- Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh để điều trị mang lại hiệu quả cao như Amprodium, Mono Sunfadiazin, Toltrazuzin,… kết hợp bổ sung Vitamin K, ADE B.Complex và chất điện giải để gà mau chóng hồi phục sức khỏe.
- Phòng bệnh: Vệ sinh tốt chuồng trại và môi trường xung quanh, định kỳ phun khử thuốc khử trùng. Máng ăn, máng uống, thức ăn và nước uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh thú ý. Tiêm vắc xin cho gà để phòng bệnh cầu trùng đa giá. Bổ sung thêm các loại B-Complex, vitamin và chất điện giải để gia tăng sức đề kháng cho gà.

Bệnh thương hàn
- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum và Salmonella pullotum gây nên. Bệnh thương hàn thường xảy ra ở gà con với thể cấp tình và ở gà lớn với thể mãn tính.
- Triệu chứng: Gà bị tiêu chảy, phân có màu trắng, có chất nhầy, bết dính ở vùng hậu môn. Túi lòng đỏ có mùi khắm vì không tiêu, chứa chất nhầy màu trắng. Gà lớn đi phân loãng màu xanh, mào nhợt nhạt và khát nước.
- Hậu quả: Gà truyền bệnh nhanh nếu không cách ly kịp thời gà bệnh với gà khỏe, dẫn đến tiêu huỷ cả đàn gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
- Trị bệnh: Cách ly gà bệnh ra khu vực riêng để chữa trị, dùng Tetracyclin hoặc Oxytetracyclin hòa vào thức ăn liên tục trong 3 – 5 ngày cho gà sử dụng. Gà biểu hiện yếu thì tiêm thuốc Spectinomycin, kết hợp bổ sung thêm Vitamin B1, Vitamin C,.. Khử trùng khu vực chuồng trại, bổ sung cho gà khỏe Vitamin ADE, Glucose,men tiêu hóa,… để tăng cường sức đề kháng.
- Phòng bệnh: Định kỳ sát trùng chuồng trại từ 1 – 2 lần/tuần, thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh. Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho đàn gà với nguồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn. Tiêm vắc xin đầy đủ, định kỳ xét nghiệm và sàng lọc bệnh để kịp thời cách ly và chữa trị.

Có thể thấy rằng, viêm ruột hoại tử, cầu trùng, bạch lỵ và thương hàn là 4 loại bệnh đường ruột ở gà thường mắc phải nếu không được chăm sóc tốt. Hy vọng rằng những thông tin trên đây của đá gà trực tiếp đã cung cấp những kiến thức hữu ích về biểu hiện bệnh, cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả cho từng loại bệnh đến bà con chăn nuôi.